Đối với thân chủ là người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên

Bảo mật thông tin cá nhân của thân chủ

Đối với thân chủ là người từ 18 tuổi trở lên, khi sử dụng dịch vụ tâm lý cá nhân tại VNPSY, nhà tâm lý cam kết giữ bí mật thông tin cá nhân của thân chủ, minh chứng bằng văn bản có chữ ký của 02 bên. Kể cả khi thân chủ cho phép tiết lộ thông tin, nhà tâm lý vẫn phải cảnh báo thân chủ về những rủi ro và đảm bảo rằng thân chủ hiểu rõ trước khi chấp thuận.

Nhà tâm lý có trách nhiệm bảo vệ thông tin của thân chủ:

  • Lưu trữ hồ sơ an toàn và bảo mật.

  • Sử dụng các biện pháp bảo mật kỹ thuật (thiết bị điện tử, phần mềm, điện toán đám mây,...) và vật lý (hồ sơ, tủ, két,...) để bảo vệ thông tin của thân chủ.

  • Không cấp quyền truy cập thông tin của thân chủ cho bất kỳ ai không liên quan đến quy trình cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, sự bảo mật thông tin tồn tại những giới hạn nhất định, nhà tâm lý có nghĩa vụ báo cáo thông tin của thân chủ cho bên thứ ba mà không cần thông báo trước với thân chủ, trong các trường hợp sau:

  • Nguy cơ thân chủ có thể gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của bản thân, nhà tâm lý hoặc người khác.

  • Toà án hoặc cơ quan công an yêu cầu cung cấp thông tin.

  • Thân chủ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, thân chủ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chia sẻ.

Nhà tâm lý có thể trao đổi thông tin về vấn đề (không phải về thông tin về danh tính) của thân chủ với đồng nghiệp hoặc nhà giám sát để tìm cách hỗ trợ thân chủ, song, phải đảm bảo rằng không thể nhận diện thân chủ từ những thông tin đó.

VNPSY

Đối với thân chủ là vị thành niên, từ 16 đến dưới 18 tuổi

Nguyên tắc bảo mật

Nhà tâm lý VNPSY cam kết giữ bí mật thông tin cá nhân của thân chủ vị thành niên. Nhà tâm lý chỉ tiết lộ thông tin của thân chủ khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Nhà tâm lý phải cảnh báo cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của thân chủ về những rủi ro của việc tiết lộ thông tin và đảm bảo rằng họ hiểu đúng trước khi chấp thuận.

Chấp nhận thân chủ vô điều kiện

Bất kể thân chủ là ai (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,…), tìm kiếm sự trợ giúp về vấn đề tâm lý gì (chỉ vấn đề tâm lý), nhà tâm lý luôn tôn trọng thân chủ, chấp nhận các giá trị, niềm tin, quan điểm, không phán xét nhân cách, phẩm giá của thân chủ.

VNPSY

Mối quan hệ chuyên nghiệp

Mối quan hệ giữa nhà tâm lý và thân chủ là mối quan hệ dịch vụ, chuyên nghiệp, đơn chiều:

  • Thân chủ và nhà tâm lý không thiết lập mối quan hệ nào khác (như bạn bè, kinh doanh, tình cảm, thông gia,…) sau tối thiểu 24 tháng kể từ khi kết thúc phiên làm việc cuối cùng.

  • Nhà tâm lý không tham gia các hoạt động đời tư của thân chủ (như sinh nhật, đám cưới, tiệc tùng, du lịch,…).

  • Nhà tâm lý không nhận các vật phẩm có giá trị kinh tế cao từ thân chủ, không nhận tiền mà không phải là phí dịch vụ tâm lý.

Mối quan hệ dịch vụ này chính thức kết thúc khi:

  • Hoàn thành 01 phiên làm việc và thân chủ không tiếp tục đặt lịch hẹn cho phiên tiếp theo.

  • Hoàn thành mục tiêu: Khi thân chủ đạt các mục tiêu đã đề ra và có những tiến bộ đáng kể trong việc tự giải quyết các vấn đề tâm lý của mình.

  • Thân chủ và nhà tâm lý cùng đồng thuận: Thân chủ và nhà tâm lý đều rằng quá trình làm việc đạt kết quả như mong muốn và không cần tiếp tục sử dụng dịch vụ.

  • Thân chủ yêu cầu: Thân chủ có quyền chấm dứt sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào, dù cho lý do là gì.

  • Nhà tâm lý xác định chuyển ca: Nhà tâm lý cho rằng thân chủ cần một hình thức hỗ trợ khác hoặc chuyển đến một chuyên gia khác để tiếp tục giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

  • Hết hạn hợp đồng: Nếu quá trình làm việc được quy định theo hợp đồng với một thời hạn nhất định, mối quan hệ sẽ kết thúc khi hợp đồng đó hết hạn, trừ khi có sự thỏa thuận để gia hạn.

  • Tình huống khẩn cấp hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác: Trong các trường hợp đặc biệt như cần sự can thiệp y khoa khẩn cấp, tâm thần cấp cứu hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của thân chủ hoặc nhà tâm lý, mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tâm lý có thể kết thúc sớm.

  • Các lý do chuyên môn hoặc đạo đức: Nếu nhà tâm lý cho rằng họ không còn có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hoặc do các lý do đạo đức nghề nghiệp, nhà tâm lý có thể quyết định dừng cung cấp dịch vụ.

Nhà tâm lý của VNPSY thực hiện thủ tục kết thúc ca một cách có kế hoạch với sự chỉ dẫn cụ thể nhằm đảm bảo rằng:

  • Thân chủ có thể tiếp tục duy trì những tiến bộ đã đạt được.

  • Thân chủ có thể ứng phó các vấn đề phát sinh sau này.

  • Thân chủ biết cách tìm kiếm nguồn hỗ trợ khi cần thiết.

Trong khoảng thời gian 06 tháng sau khi kết thúc phiên làm việc cuối cùng, nhà tâm lý hoặc trợ lý chăm sóc khách hàng của VNPSY sẽ liên hệ với thân chủ 04 lần để theo dõi mức độ cải thiện của thân chủ:

  • Lần thứ nhất: 14 ngày sau khi kết thúc phiên làm việc cuối cùng.

  • Lần thứ hai: 06 tuần sau khi kết thúc phiên làm việc cuối cùng.

  • Lần thứ ba: 03 tháng sau khi kết thúc phiên làm việc cuối cùng.

  • Lần thứ tư: 06 tháng sau khi kết thúc phiên làm việc cuối cùng.

Dựa trên nền tảng là sự tôn trọng dành cho mỗi cá nhân và niềm tự hào về nghề nghiệp, tại VNPSY, mối quan hệ giữa nhà tâm lý và thân chủ được thiết lập và kết thúc một cách chuyên nghiệp, nhân văn và chu đáo.

Cung cấp thông tin cho thân chủ

Thân chủ có quyền được biết về dịch vụ tâm lý mà mình đang sử dụng:

  • Khi chính thức bắt đầu phiên làm việc đầu tiên, nhà tâm lý phải cung cấp cho thân chủ những thông tin về nguyên tắc đạo đức và quy trình làm việc cho thân chủ, và xác nhận rằng thân chủ hiểu chính xác.

  • Nhà tâm lý có trách nhiệm giải đáp và cung cấp thông tin cho thân chủ về mọi vấn đề liên quan đến dịch vụ tâm lý của thân chủ (như lợi ích, rủi ro, giai đoạn, tiến độ, kết quả đánh giá, liệu pháp đã áp dụng,…).

  • Thân chủ được phép đọc mọi ghi chép của nhà tâm lý về thân chủ đó, được biết về quy trình lưu trữ, quản lý và huỷ bỏ hồ sơ và các tài liệu về mình.

Tôn trọng quyền riêng tư của thân chủ

Nhà tâm lý tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của thân chủ:

  • Nhà tâm lý lựa chọn môi trường và cách thức kín đáo, không để người khác nghe thấy hoặc quấy rầy quá trình làm ca.

  • Thân chủ có quyền giữ bí mật bất cứ điều gì và lựa chọn từ chối chia sẻ.

  • Không ghi âm, ghi hình, chụp ảnh và không có người giám sát/quan sát phiên làm việc nếu không có sự đồng thuận dựa trên cơ sở có hiểu biết của thân chủ.

Tôn trọng quyền tự quyết định của thân chủ

Nhà tâm lý đóng vai trò cung cấp thông tin và đưa ra ý kiến để thân chủ tham khảo. Thân chủ là người lựa chọn giải pháp và tự do đưa ra quyết định hành động của mình. Thân chủ có quyền chấm dứt sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào mà không bắt buộc phải giải thích với bất cứ ai. Do đó, nếu thân chủ không thông báo trước về việc thay đổi lịch hẹn và không đến tham gia từ 02 phiên làm việc liên tiếp đã đặt lịch, thì nhà tâm lý xem như thân chủ chấm dứt sử dụng dịch vụ và không hoàn trả phí dịch vụ mà thân chủ đã đóng.

Nguyên tắc nghề nghiệp

Những hướng dẫn đạo đức và hành động mà các nhà tâm lý của VNPSY phải tuân theo trong quá trình hành nghề.

VNPSY

BẢO MẬT

Giữ bí mật thông tin cá nhân.

VNPSY

CHẤP NHẬN

Tôn trọng, không phán xét.

VNPSY

CHUYÊN NGHIỆP

Mối quan hệ dịch vụ đơn chiều.

VNPSY

THÔNG TIN RÕ RÀNG

Cung cấp thông tin minh bạch.

VNPSY

QUYỀN RIÊNG TƯ

Đảm bảo quyền riêng tư.

VNPSY

QUYỀN TỰ QUYẾT

Thân chủ tự do ra quyết định.

VNPSY

LƯU Ý

Báo cáo vi phạm

Đầu tiên, trước khi báo cáo nhà tâm lý vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, người tố cáo cần lưu ý những điều sau:

  1. TRÁCH NHIỆM:

Thực hiện việc báo cáo một cách cẩn trọng, có trách nhiệm và đúng quy trình. Hãy nhớ, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đăng tải, phát tán tin giả, vu khống, gây tổn hại về tài sản, danh dự, tâm lý và sức khoẻ của người khác.

  1. MINH BẠCH:

Người tố cáo phải cung cấp đầy đủ thông tin và bằng chứng hợp pháp để công tác điều tra có thể tiến hành hiệu quả.

  1. BẢO MẬT:

Người tố cáo có quyền yêu cầu giữ bí mật danh tính của bản thân trong quá trình báo cáo và điều tra.

QUY TRÌNH

Báo cáo vi phạm

Nếu bạn phát hiện nhà tâm lý của VNPSY vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, bạn hãy hành động theo các bước sau:

VNPSY

Bước 1: THU THẬP BẰNG CHỨNG

  • Kiểm tra lại các nguyên tắc nghề nghiệp và quy định của pháp luật để đảm bảo rằng đó đúng là bằng chứng của sự vi phạm (không phải là sự hiểu lầm) và việc thu thập thông tin diễn ra một cách hợp pháp, đạo đức và hiệu quả.

  • Ghi chép lại chi tiết về hành vi vi phạm, bao gồm thời gian, địa điểm, nội dung vi phạm và nhân chứng.

  • Lưu lại các bằng chứng liên quan, chẳng hạn như email, tin nhắn, bản ghi âm, video,...

VNPSY

Bước 2: LIÊN HỆ VỚI BAN QUẢN LÝ

  • Báo cáo với ban quản lý của VNPSY bằng cách nhắn tin đến số 0876 000 598 hoặc hòm thư [email protected]

  • Nội dung báo cáo cần trình bày chi tiết về hành vi vi phạm của nhà tâm lý và cung cấp các bằng chứng liên quan.

  • Lưu ý, bạn phải lưu trữ bản gốc của các bằng chứng thuộc dạng điện tử.

  • Sau khi tiếp nhận báo cáo, ban quan lý của VNPSY sẽ xử lý theo quy trình này và gửi thông báo đến bạn về kết quả.

VNPSY

Bước 3: GỬI ĐƠN KHIẾU NẠI

  • Nếu bạn cho rằng ban quản lý của VNPSY không xử lý vấn đề một cách thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến VNPSY hoặc trình báo cơ quan chức năng.

  • Trước khi trình báo cơ quan chức năng, mong bạn vui lòng thông báo với ban quan lý của VNPSY để nhận sự tư vấn từ cố vấn pháp lý của VNPSY.

  • Khi trình báo, bạn cần trình bày chi tiết về hành vi vi phạm, các bằng chứng liên quan và yêu cầu của bạn.

  • Tham khảo ý kiến của luật sư của bạn.

VNPSY

Bước 4: TÌM NGUỒN LỰC HỖ TRỢ

  • Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý.

  • Các tổ chức đó có thể cung cấp thông tin và tư vấn cho bạn trong quá trình báo cáo và khiếu nại.

  • Bạn có thể tìm nguồn lực hỗ trợ trực tuyến tại đây.

  • Không đăng tải, phát tán thông tin cá nhân của nhà tâm lý để thu hút dư luận xã hội và kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng trước khi có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng.

Nền tảng cốt lõi

Chúng tôi sử dụng các tiêu chí dưới đây làm cơ sở để định hướng hành động, xây dựng quy trình báo cáo, đánh giá và xử lý vi phạm.

VNPSY

Luật pháp quốc gia

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quan trọng nhất và là cơ sở pháp lý.

VNPSY

Nguyên tắc nghề nghiệp

Những hướng dẫn đạo đức và hành động mà các nhà tâm lý phải tuân theo khi hành nghề.

VNPSY

Giá trị đạo đức phổ quát

Những giá trị chung được chấp nhận và tôn trọng bởi hầu hết các nền văn hóa trên thế giới.

VNPSY

Văn hóa địa phương

Những phong tục, tập quán và giá trị được coi trọng và thực hành trong một cộng đồng hoặc bối cảnh văn hoá cụ thể.

VNPSY

Kiến thức khoa học

Những thông tin và bằng chứng khoa học được sử dụng để đánh giá công việc của nhà tâm lý và mức độ vi phạm.

VNPSY

Kinh nghiệm thực tế

Kinh nghiệm được tích lũy từ thực tiễn hành nghề của nhà tâm lý.

Tiếp nhận báo cáo & Xử lý vi phạm

Khi tiếp nhận báo cáo của ai đó về vi phạm của một nhà tâm lý, VNPSY sẽ giải quyết theo các bước sau:

VNPSY

Bước 1: THU THẬP THÔNG TIN

  • Tìm hiểu chi tiết về nội dung tố cáo, xem xét hành vi thuộc vi phạm nguyên tắc nào, chi tiết sự việc bao gồm thời gian, địa điểm, bằng chứng và nhân chứng.

  • Liên hệ với người tố cáo để thu thập và xác minh thông tin.

  • Phỏng vấn nhà tâm lý bị tố cáo để thu thập tường trình và lời giải thích của họ về sự việc.

  • Thu thập thông tin từ các bên liên quan bao gồm khách hàng, đồng nghiệp, nhà giám sát, dữ liệu ghi hình, ghi âm, lịch làm việc,...

VNPSY

Bước 2: ĐÁNH GIÁ TÍNH XÁC THỰC

  • Xem xét kỹ lưỡng các thông tin thu thập được để xác minh tính chính xác và mức độ tin cậy của báo cáo.

  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm dựa trên các yếu tố như tác động đến khách hàng, uy tín của tổ chức và luật pháp.

  • Nếu báo cáo không đúng sự thật, VNPSY sẽ thông báo cho người tố cáo và nhà tâm lý bị tố cáo về kết quả điều tra.

  • Nếu xác định rằng báo cáo đúng sự thật, VNPSY sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp đối với nhà tâm lý đã vi phạm nguyên tắc, dựa trên mức độ nghiêm trọng của vi phạm.

VNPSY

Bước 3: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC BÊN

  • Bảo mật thông tin cá nhân của người tố cáo và nhà tâm lý bị tố cáo trong suốt quá trình điều tra và xử lý.

  • Hỗ trợ cho nhà tâm lý bị tố cáo nếu họ cần, chẳng hạn như hỗ trợ tâm lý hoặc hỗ trợ pháp lý.

  • Hoàn trả 100% số tiền mà thân chủ đã thanh toán cho dịch vụ (nếu có).

  • Đóng vai trò là trung gian để hoà giải và giải quyết xung đột một cách công bằng và hiệu quả.

VNPSY

Bước 4: BIỆN PHÁP KỶ LUẬT

  • Cảnh cáo bằng văn bản: Đây là biện pháp kỷ luật nhẹ nhất, thường được áp dụng cho những vi phạm nhỏ.

  • Hạn chế hoạt động: Biện pháp này được áp dụng cho những vi phạm nghiêm trọng hơn, hoặc vi phạm nhỏ cảnh cáo bằng văn bản lần thứ 3.

  • Chấm dứt hợp đồng lao động: Biện pháp này được áp dụng cho những vi phạm nghiêm trọng, có tác động lớn đến khách hàng, uy tín của tổ chức hoặc vi phạm luật pháp, hoặc sau khi nhận kỷ luật hạn chế hoạt động lần thứ 3.

  • Hỗ trợ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền: Nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và người tố cáo đề nghị, thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ để làm việc cùng cơ quan có thẩm quyền.

VNPSY

Bước 5: RÚT KINH NGHIỆM NỘI BỘ

  • Cùng cố vấn pháp lý thảo luận và đánh giá lại sự việc.

  • Xem xét và sửa đổi các quy định và quy trình để ngăn chặn các vi phạm trong tương lai.

  • Đào tạo nhân viên về nguyên tắc nghề nghiệp và cách xử lý các vấn đề đạo đức.

  • Khuyến khích nhân viên báo cáo các hành vi vi phạm mà họ biết hoặc nghi ngờ.

VNPSY

GỬI ĐƠN BÁO CÁO

Bạn hãy nhớ thực hiện báo cáo theo từng bước, và xác nhận rằng bạn đã đọc và hiểu nguyên tắc nghề nghiệp và quy trình xử lý vi phạm của VNPSY. Bấm nút ở dưới. ⬇️

Đừng ngần ngại!

Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn vì lợi ích của chính bạn.

Nhận tư vấn

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc nghề nghiệp

Đăng ký online

Mời bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin của bạn vào đơn này. Chúng tôi cam kết thông tin bảo mật của bạn và chỉ sử dụng để liên hệ với bạn nhằm mục đích là chăm sóc khách hàng của VNPSY. Sau khi nhận đơn đăng ký của bạn, chúng tôi sẽ gọi điện thoại đến bạn để xác nhận lịch hẹn.